Tây Bắc, một vùng cà phê chè nhiều triển vọng

Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn nhỏ, trong đó có những cao nguyên như Sơn La, cao nguyên Mộc Châu...

Dãy Hoàn Liên Sơn chạy dài một khối theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc tây Hoàng Liên Sơn. Và nói Tây Bắc cũng có thể kể đến phần lãnh thổ nằm bên hữu ngạn sông Hồng của hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Các huyện vùng cao Yên Bái như Trấn Yên, Trạm Tấn… có thể trồng cà phê chè. Có thể nói kỹ hơn về một số vùng cà phê chè ở Tây Bắc.

Một góc cà phê Arabica Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La
Tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một vùng núi thấp, khí hậu có 2 mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên ở vào giữa 210 và 22045' vĩ độ bắc nhưng có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 150C. Tuy ở đây mùa đông cũng có khả năng xuất hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng hơn như ở thuộc Châu Mai Sơn, Sơn La. Mặc dù, các vùng cà phê ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến.

Một vùng cà phê đã được trồng từ trên mười năm trở lại đây là khu vực Mường Ảng, Tuần Giáo. Từ tháng 1/1961 các chuyên gia dẫn đầu là GS. TS Hans Pagel Trường Đại học Humbolt CHDC Đức và Đoàn Triệu Nhạn, Bộ Nông trường Việt Nam đã khảo sát thổ nhưỡng và ghi nhận khả năng phát triển cà phê Arabica ở vùng Tuần Giáo.

Tháng 5/2005 các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông và Xúc tiến thương mại thuộc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã cùng với cán bộ tập đoàn Thái Hòa tiến hành khảo sát vùng Mường Ảng cho thấy bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tố ở khu vực nông trường Mường Ảng đã trồng từ những năm 1990, còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè ở vùng này lên tới trên 1000 hecta.

Ngoài ra, một vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với cà phê chè là Mường Nhé ở phía Bắc tỉnh Điện Biên. Nếu có điều kiện tự nhiên thì ở đây cũng có thể trồng một diện tích khá lớn cà phê chè.

Tỉnh Sơn La

Sơn La với hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên, cà phê chè được trồng trên các sườn dốc của chân dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao chừng 600m trên mực nước biển trên một một nền đất đỏ đá vôi có tầng đất dày và độ phì nhiêu khá cao. Tuy độ cao các vùng cà phê ở đây chưa phải là lý tưởng song với Sơn La lại nằm ở vĩ độ khá cao về phía bắc. Với vĩ độ 210 đến 220 vĩ độ bắc, vùng cà phê Sơn La có vị trí tương tự vùng Minas Gerais, Sao Paulo của Brasil. Như một chuyên gia cà phê, ông René Coste đã viết trong cuốn sách của mình "Cà phê – cây trồng và sản phẩm" là tái tổ hợp của độ cao trên mực nước biển và độ cao vĩ độ đã cho ta một liều thuốc giải không thể thiếu được với các nhân tố bất thuận. Và chúng ta có thể xem vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có vị trí tương tự như vùng Sao Paulo của Brasil, có khác chăng chỉ là 2 vùng cà phê nằm ở 2 phía bắc và nam bán cầu, khí hậu Sơn La nóng và mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê chè ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao. Có 3 vùng cà phê chè chủ yếu của tỉnh theo số lượng thống kê năm 2009 là thành phố Sơn La (1515ha), huyện Mai Sơn (1489ha) và huyện Thuận Châu (385ha). Đến nay số liệu thống kê trên đã có nhiều thay đổi. Ở huyện Mai Sơn có xã Chiềng Ban có phong trào mở rộng diện tích cà phê mạnh mẽ. Toàn xã có diện tích đất nông nghiệp là 1005ha, riêng diện tích cà phê chè chiếm 900ha. Nhưng hiện nay, cả xã đã có trên 1200ha cà phê chè. Theo lãnh đạo của xã thì do giá cà phê thời gian qua lên cao nên dân đã lấn rừng làm cà phê. Số liệu diện tích đất phá rừng làm cà phê không được báo cáo.

Cà phê chè ở Tây Bắc không được trồng trên loại đất có độ phì nhiêu tự niên cao như đất đỏ bazan ở Tây Nguyên. Tuy nhiê, ở các vùng cà phê chè Tây Bắc có những loại đất khá phổ biến trong nhóm đất đỏ vùng (F) như đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (FK) và loại đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv), đất đỏ vùng trên đá sét và biến chất (Fs)… nhiều nơi có thể thích hợp trồng cà phê chè.

Ngoài 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La kể trên còn có nhiều vùng có điều kiện thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây cà phê chè chúng ta có thể khai thác.

Bác Đoàn Triệu Nhạn - Chuyên gia cao cấp về cà phê
Labels:
[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.