Chương 1: Kế hoạch – Nấc thang đầu tiên trên con đường tới thành công
Bước đầu tiên để đi đến con đường về hưu trong sự thoải mái đó chính là khởi đầu với câu nói: “Tôi có một kế hoạch.”
Theo một cuộc điều tra của bộ y tế, giáo dục và phúc lợi Mỹ vào năm 2005, cứ 100 người đến 65 tuồỉ thì có:
Đọc được những con số thống kê này, tôi đã hỏi Thượng Đế rằng tại sao chỉ có 5 người trong 100 người tại Mỹ mới có thể về hưu trong sự thoải mái về tài chính ở tuổi 65? 61 người vẫn phải sống và làm việc ở độ tuổi mà không còn cả trí lẫn sức để làm? Ở Mỹ mà tỷ lệ còn cao như vậy thì ở Việt Nam tình hình thật sự còn nghiêm trọng đến mức nào! Hẳn các bạn cũng không phải chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh một người già nua, neo đơn tại Hàn Quốc phải đi nhặt thùng cac- tông , bán rau cỏ ở các khu chợ, tàu điện ngầm. Hay không đâu xa, hình ảnh những bà cụ già đi bán vé số, lượm từng lon nước để gom bán cũng không còn xa lạ gì với chúng ta.
Câu hỏi này đã theo tôi suốt nhiều năm tháng liền, và đến một ngày, Ngài đã chỉ cho tôi thấy câu trả lời trong Châm ngôn 24- 27:
“Hãy sửa sang công việc ở ngoài của con, và sắm sẵn tại trong ruộng con; rồi sau hãy cất nhà của con.” (bản dịch truyền thống)
“Hãy hoàn tất công việc ngoài vườn của con; hãy làm xong công việc đồng ruộng của con; sau đó con hãy xây nhà.” (bản dịch mới)
“Prepare your work outside, and get your fields ready. Afterwards, build your house.” (bản gốc tiếng Anh)
Salomon là một vị vua nổi tiếng, một mẫu hình hoàn hảo cho sự khôn ngoan và giàu có bậc nhất trong lịch sử của nhân loại. Tư tưởng của ông đã được ghi chép lại rất nhiều và ai cũng có thể tiếp cận được những tư tưởng này. Trong châm ngôn 24-27, theo Salomon là phải biết “sửa sang công việc ở ngoài“ “và sắm sẵn tại trong ruộng“ “rồi sau hãy cất nhà“. Tại sao vậy? Bởi theo ông, một người khôn ngoan là người biết chuẩn bị (prepare) công việc trước mắt của mình trước như làm vườn, làm ruộng để có cái ăn, sau đó mới xây nhà là công việc ít cấp bách hơn. Một người khôn ngoan là một người biết làm việc gì trước và làm giệc gì sau. Hay nói rõ hơn là một người có kế hoạch cho việc gì làm trước và việc gì làm sau. Với một con người, công việc, tiền bạc, gia đình… đều có tầm quan trọng như nhau. Chúng ta đã khởi đầu trong quá khứ, đang ở hiện tại nhưng cũng phải có đích đến vào ngày mai. Đấy chính là hàm ý của vua Salomon trong đoạn kinh thánh này.
Đọc và ngẫm câu trả lời của vua Salomon, thì câu trả lời của chúng ta lại càng trở nên thật đơn giản: Rõ ràng, ai trong chúng ta cũng muốn trở nên giàu có, muốn nghỉ hưu trong sự thoải mái về tài chính hưng hầu như 95% mọi người lại không ai bắt đầu bằng một kế hoạch!
Chúng ta chỉ sáng dậy đi làm, tối về nhà, xong sang lại dậy đi làm, tối hôm sau lại về nhà… Cứ mãi ở vòng luẩn quẩn đấy mà không có bất cứ một kế hoạch tài chính nào cho bản thân. Bởi vậy, chúng ta chỉ biết làm mà không bao giờ cảm thấy đủ được. Không có một kế hoạch, một mục tiêu tài chính, một điểm dừng, chúng ta sẽ trở nên giốn như một cỗ máy, làm mà không bao giờ biết dừng. Nhiều người gặp tôi và than thở rằng sao cuộc sống ở bên đây vô vị và khắc nghiệt quá. Bản thân không biết đi làm vì cái gì, mình làm để làm gì. Dần dần, dẫn đến những ý nghĩ, thái độ tiêu cực như tiêu tiền vào việc ăn chơi, nhậu nhẹt, đàn đúm… để đi tìm cái mục đích đấy. Cuộc sống lúc này chỉ đơn giản là làm, làm và làm.
Như trong trong châm ngôn 29-18 đã chép:
“Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ.” (bản truyền thống)
“Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng.” (bản dịch mới)
Nói một cách dễ hiểu và theo ngôn ngữ hiện đại hơn, thì ở nơi đâu con người không có tầm nhìn, nơi đó con người sẽ không biết tự kiềm chế. Chính cái tầm nhìn, cái kế hoạch, mục tiêu của chúng ta sẽ giúp chúng ta có được tiết độ, kiềm chế những thứ không làm ta đi sai lệch so với mục tiêu đã đề sẵn.
Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, từ sinh viên sắp ra trường đến những người lao động và nhận thấy một sự thật khá buồn. Hầu hết , 90% những người tôi phỏng vấn hầu như không ai có bất cứ một kế hoạch cho điểm dừng tài chính nào trong 10 năm tới, 5 năm tới, thậm chí là 1 năm tới. Những câu trả lời đại loại như: “Sau khi ra trường sẽ tìm một việc ở bên này, nếu không tìm được thì về Việt Nam làm.“ Hay “Anh cố làm thêm vài ba năm nữa rồi mới về.” Tôi không nói điều này là sai, nhưng thực sự nếu chỉ có thể nghĩ được như vậy thì chúng ta đang đi vòng vòng trên một chiếc xe cút kít tài chính mà sẽ không bao giờ có lối ra. Liệu những câu trả lời này có thể tạo động lực cho chúng ta nghỉ hưu trong sự thoải mái được không?
Ai trong chúng ta cũng có một giấc mơ là được nghỉ hưu trong sự thoải mái, sung túc. Nhưng giấc mơ đó vẫn sẽ mãi chỉ là một giấc mơ nếu chúng ta chỉ biết sáng đi làm, tối về ăn cơm và nhìn giấc mơ đó. Một kế hoạch về tài chính rõ ràng cùng một mục tiêu cụ thể chính là cầu nối cho giấc mơ của chúng ta biến thành hiện thực. Trước tiên, hãy làm sao cho kế hoạch ngắn hạn của chúng ta trở thành sự thực, thì giấc mơ của chúng ta sẽ trở thành sự thực.
Nhìn lại những công cuộc mà Thượng Đế đã làm, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng Ngài luôn có kế hoạch cho bất cứ việc gì Ngài thực hiện. Dù việc đó to lớn như cứu chuộc loài người: Từ thuở sơ khai, Ngài đã lên kế hoạch cho Người “sẽ giẫm đạp đầu mày” (sáng thế ký 3-15), cũng như mục tiêu đạt tới là sự chết trên cây thập tự giá của Chúa Jesus qua hình ảnh con chiên bị giết trong vườn địa đàng để làm áo cho vợ chồng Adam. (sáng thế kỷ 3-21) Hay những việc nhỏ nhặt nhất như chuẩn bị sẵn lừa con trong làng để Ngài cưỡi vào thành Jerusalem. ( Lu-ca 19). Vậy Ngài là Chúa, là nguồn Trí Tuệ vô hạn mà Ngài còn lên kế hoạch sẵn sàng cho công việc của Ngài thì đối với chúng ta, một sinh vật hữu hạn lại có thể không cần đến một kế hoạch cho tài chính của mình sao?
Khi có một kế hoạch và một mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra được động lực và mục tiêu trong công việc, cuộc sống của chúng ta. Một người lao động từng hỏi tôi: “Anh cảm thấy chán làm việc ở đây quá, lương thì ít mà việc thì chán. Theo em thì anh có nên chuyển xưởng , tìm một việc lương cao hơn hay cứ ở lại?” Tôi hỏi lại anh: “Vậy anh đặt mục tiêu trong năm nay sẽ kiếm được bao nhiêu tiền?” “Anh không biết! Anh cứ làm thôi! Miễn kiếm được nhiều tiền là được.” Anh trả lời tôi.
Các bạn thấy đấy! Khi không có mục tiêu tài chính nhất định, chúng ta sẽ không có định hướng trong cuộc sống, dẫn đến sẽ không biết đi đâu, về đâu. Ngược lại, nếu anh ta có một kế hoạch tài chính cụ thể như trong năm nay sẽ kiếm được bao nhiêu tiền, sau đó anh chia cho 12 (12 tháng trong năm) và biết được tối thiểu 1 tháng lương của anh sẽ phải đạt là bao nhiêu thì anh đã biết rõ được câu trả lời chính xác và tốt nhất cho bản thân hơn bất cứ ai.
Có một kế hoạch không phải chỉ đơn giản để có những quyết định đúng đắn mà còn là có thêm động lực để đạt được ké hoạch đó. Vào năm 2011, tôi có cơ hội được tham gia một khóa học đào tạo bán hàng kinh doanh đa cấp của Nuskin tại Kangnam. Người mời tôi đến cũng là bạn của tôi, anh Kim xin được giấu tên) chia sẻ. Càng đến cuối tháng, anh càng vất vả hơn. Đặc biệt là những tháng mà sắp kết thúc trong khi anh vẫn chưa đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng mà anh đã đặt ra thì càng “đuối“ hơn. Nhưng , thật lạ, càng “đuối“ bao nhiêu thì ta lại càng hăng hơn, cảm thấy kích thích hơn bấy nhiêu khi nhìn vào mục tiêu vẫn chưa đạt được của mình. Không có gì là lạ, khi mà giờ đây thu nhập thụ động hàng tháng của anh lên đến hơn 5.000.000 won/tháng và luôn đứng đầu một trong những nhân viên bán hàng giỏi nhất chi nhánh Kangnam.
Nhiều người không xác định, nói chính xác hơn là không có được mục tiêu tài chính của mình. Bởi trong thâm tâm, họ luôn nghĩ về những thứ như “một ngày nào đó” “có thể” “trong tương lai”. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng: Tương lai của chúng ta được tạo ra bằng những việc chúng ta làm ngày hôm nay chứ không phải ngày mai. Khi đứng trước gương, tôi luôn tự hỏi bản thân mình: “Liệu những điều tôi đang làm ngày hôm nay có đem đến cho tôi một mục tiêu tài chính như vậy khi nghỉ hưu không?”
Còn bạn thì sao? Bạn đã chuẩn bị công việc ngoài chưa? Hay vẫn đang bỏ thời gian xây nhà?
Hoàng Xuân Đức
Bước đầu tiên để đi đến con đường về hưu trong sự thoải mái đó chính là khởi đầu với câu nói: “Tôi có một kế hoạch.”
Theo một cuộc điều tra của bộ y tế, giáo dục và phúc lợi Mỹ vào năm 2005, cứ 100 người đến 65 tuồỉ thì có:
- 36 người chết
- 56 người sống nhờ chính phủ và phúc lợi xã hội
- 5 người vẫn phải làm việc và kiếm sống
- 4 người khá giả
- 1 người giàu có
Đọc được những con số thống kê này, tôi đã hỏi Thượng Đế rằng tại sao chỉ có 5 người trong 100 người tại Mỹ mới có thể về hưu trong sự thoải mái về tài chính ở tuổi 65? 61 người vẫn phải sống và làm việc ở độ tuổi mà không còn cả trí lẫn sức để làm? Ở Mỹ mà tỷ lệ còn cao như vậy thì ở Việt Nam tình hình thật sự còn nghiêm trọng đến mức nào! Hẳn các bạn cũng không phải chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh một người già nua, neo đơn tại Hàn Quốc phải đi nhặt thùng cac- tông , bán rau cỏ ở các khu chợ, tàu điện ngầm. Hay không đâu xa, hình ảnh những bà cụ già đi bán vé số, lượm từng lon nước để gom bán cũng không còn xa lạ gì với chúng ta.
Câu hỏi này đã theo tôi suốt nhiều năm tháng liền, và đến một ngày, Ngài đã chỉ cho tôi thấy câu trả lời trong Châm ngôn 24- 27:
“Hãy sửa sang công việc ở ngoài của con, và sắm sẵn tại trong ruộng con; rồi sau hãy cất nhà của con.” (bản dịch truyền thống)
“Hãy hoàn tất công việc ngoài vườn của con; hãy làm xong công việc đồng ruộng của con; sau đó con hãy xây nhà.” (bản dịch mới)
“Prepare your work outside, and get your fields ready. Afterwards, build your house.” (bản gốc tiếng Anh)
Salomon là một vị vua nổi tiếng, một mẫu hình hoàn hảo cho sự khôn ngoan và giàu có bậc nhất trong lịch sử của nhân loại. Tư tưởng của ông đã được ghi chép lại rất nhiều và ai cũng có thể tiếp cận được những tư tưởng này. Trong châm ngôn 24-27, theo Salomon là phải biết “sửa sang công việc ở ngoài“ “và sắm sẵn tại trong ruộng“ “rồi sau hãy cất nhà“. Tại sao vậy? Bởi theo ông, một người khôn ngoan là người biết chuẩn bị (prepare) công việc trước mắt của mình trước như làm vườn, làm ruộng để có cái ăn, sau đó mới xây nhà là công việc ít cấp bách hơn. Một người khôn ngoan là một người biết làm việc gì trước và làm giệc gì sau. Hay nói rõ hơn là một người có kế hoạch cho việc gì làm trước và việc gì làm sau. Với một con người, công việc, tiền bạc, gia đình… đều có tầm quan trọng như nhau. Chúng ta đã khởi đầu trong quá khứ, đang ở hiện tại nhưng cũng phải có đích đến vào ngày mai. Đấy chính là hàm ý của vua Salomon trong đoạn kinh thánh này.
Đọc và ngẫm câu trả lời của vua Salomon, thì câu trả lời của chúng ta lại càng trở nên thật đơn giản: Rõ ràng, ai trong chúng ta cũng muốn trở nên giàu có, muốn nghỉ hưu trong sự thoải mái về tài chính hưng hầu như 95% mọi người lại không ai bắt đầu bằng một kế hoạch!
Chúng ta chỉ sáng dậy đi làm, tối về nhà, xong sang lại dậy đi làm, tối hôm sau lại về nhà… Cứ mãi ở vòng luẩn quẩn đấy mà không có bất cứ một kế hoạch tài chính nào cho bản thân. Bởi vậy, chúng ta chỉ biết làm mà không bao giờ cảm thấy đủ được. Không có một kế hoạch, một mục tiêu tài chính, một điểm dừng, chúng ta sẽ trở nên giốn như một cỗ máy, làm mà không bao giờ biết dừng. Nhiều người gặp tôi và than thở rằng sao cuộc sống ở bên đây vô vị và khắc nghiệt quá. Bản thân không biết đi làm vì cái gì, mình làm để làm gì. Dần dần, dẫn đến những ý nghĩ, thái độ tiêu cực như tiêu tiền vào việc ăn chơi, nhậu nhẹt, đàn đúm… để đi tìm cái mục đích đấy. Cuộc sống lúc này chỉ đơn giản là làm, làm và làm.
Như trong trong châm ngôn 29-18 đã chép:
“Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ.” (bản truyền thống)
“Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng.” (bản dịch mới)
Nói một cách dễ hiểu và theo ngôn ngữ hiện đại hơn, thì ở nơi đâu con người không có tầm nhìn, nơi đó con người sẽ không biết tự kiềm chế. Chính cái tầm nhìn, cái kế hoạch, mục tiêu của chúng ta sẽ giúp chúng ta có được tiết độ, kiềm chế những thứ không làm ta đi sai lệch so với mục tiêu đã đề sẵn.
Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, từ sinh viên sắp ra trường đến những người lao động và nhận thấy một sự thật khá buồn. Hầu hết , 90% những người tôi phỏng vấn hầu như không ai có bất cứ một kế hoạch cho điểm dừng tài chính nào trong 10 năm tới, 5 năm tới, thậm chí là 1 năm tới. Những câu trả lời đại loại như: “Sau khi ra trường sẽ tìm một việc ở bên này, nếu không tìm được thì về Việt Nam làm.“ Hay “Anh cố làm thêm vài ba năm nữa rồi mới về.” Tôi không nói điều này là sai, nhưng thực sự nếu chỉ có thể nghĩ được như vậy thì chúng ta đang đi vòng vòng trên một chiếc xe cút kít tài chính mà sẽ không bao giờ có lối ra. Liệu những câu trả lời này có thể tạo động lực cho chúng ta nghỉ hưu trong sự thoải mái được không?
Ai trong chúng ta cũng có một giấc mơ là được nghỉ hưu trong sự thoải mái, sung túc. Nhưng giấc mơ đó vẫn sẽ mãi chỉ là một giấc mơ nếu chúng ta chỉ biết sáng đi làm, tối về ăn cơm và nhìn giấc mơ đó. Một kế hoạch về tài chính rõ ràng cùng một mục tiêu cụ thể chính là cầu nối cho giấc mơ của chúng ta biến thành hiện thực. Trước tiên, hãy làm sao cho kế hoạch ngắn hạn của chúng ta trở thành sự thực, thì giấc mơ của chúng ta sẽ trở thành sự thực.
Nhìn lại những công cuộc mà Thượng Đế đã làm, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng Ngài luôn có kế hoạch cho bất cứ việc gì Ngài thực hiện. Dù việc đó to lớn như cứu chuộc loài người: Từ thuở sơ khai, Ngài đã lên kế hoạch cho Người “sẽ giẫm đạp đầu mày” (sáng thế ký 3-15), cũng như mục tiêu đạt tới là sự chết trên cây thập tự giá của Chúa Jesus qua hình ảnh con chiên bị giết trong vườn địa đàng để làm áo cho vợ chồng Adam. (sáng thế kỷ 3-21) Hay những việc nhỏ nhặt nhất như chuẩn bị sẵn lừa con trong làng để Ngài cưỡi vào thành Jerusalem. ( Lu-ca 19). Vậy Ngài là Chúa, là nguồn Trí Tuệ vô hạn mà Ngài còn lên kế hoạch sẵn sàng cho công việc của Ngài thì đối với chúng ta, một sinh vật hữu hạn lại có thể không cần đến một kế hoạch cho tài chính của mình sao?
Khi có một kế hoạch và một mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra được động lực và mục tiêu trong công việc, cuộc sống của chúng ta. Một người lao động từng hỏi tôi: “Anh cảm thấy chán làm việc ở đây quá, lương thì ít mà việc thì chán. Theo em thì anh có nên chuyển xưởng , tìm một việc lương cao hơn hay cứ ở lại?” Tôi hỏi lại anh: “Vậy anh đặt mục tiêu trong năm nay sẽ kiếm được bao nhiêu tiền?” “Anh không biết! Anh cứ làm thôi! Miễn kiếm được nhiều tiền là được.” Anh trả lời tôi.
Các bạn thấy đấy! Khi không có mục tiêu tài chính nhất định, chúng ta sẽ không có định hướng trong cuộc sống, dẫn đến sẽ không biết đi đâu, về đâu. Ngược lại, nếu anh ta có một kế hoạch tài chính cụ thể như trong năm nay sẽ kiếm được bao nhiêu tiền, sau đó anh chia cho 12 (12 tháng trong năm) và biết được tối thiểu 1 tháng lương của anh sẽ phải đạt là bao nhiêu thì anh đã biết rõ được câu trả lời chính xác và tốt nhất cho bản thân hơn bất cứ ai.
Có một kế hoạch không phải chỉ đơn giản để có những quyết định đúng đắn mà còn là có thêm động lực để đạt được ké hoạch đó. Vào năm 2011, tôi có cơ hội được tham gia một khóa học đào tạo bán hàng kinh doanh đa cấp của Nuskin tại Kangnam. Người mời tôi đến cũng là bạn của tôi, anh Kim xin được giấu tên) chia sẻ. Càng đến cuối tháng, anh càng vất vả hơn. Đặc biệt là những tháng mà sắp kết thúc trong khi anh vẫn chưa đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng mà anh đã đặt ra thì càng “đuối“ hơn. Nhưng , thật lạ, càng “đuối“ bao nhiêu thì ta lại càng hăng hơn, cảm thấy kích thích hơn bấy nhiêu khi nhìn vào mục tiêu vẫn chưa đạt được của mình. Không có gì là lạ, khi mà giờ đây thu nhập thụ động hàng tháng của anh lên đến hơn 5.000.000 won/tháng và luôn đứng đầu một trong những nhân viên bán hàng giỏi nhất chi nhánh Kangnam.
Nhiều người không xác định, nói chính xác hơn là không có được mục tiêu tài chính của mình. Bởi trong thâm tâm, họ luôn nghĩ về những thứ như “một ngày nào đó” “có thể” “trong tương lai”. Nhưng chúng ta phải luôn nhớ rằng: Tương lai của chúng ta được tạo ra bằng những việc chúng ta làm ngày hôm nay chứ không phải ngày mai. Khi đứng trước gương, tôi luôn tự hỏi bản thân mình: “Liệu những điều tôi đang làm ngày hôm nay có đem đến cho tôi một mục tiêu tài chính như vậy khi nghỉ hưu không?”
Còn bạn thì sao? Bạn đã chuẩn bị công việc ngoài chưa? Hay vẫn đang bỏ thời gian xây nhà?
Hoàng Xuân Đức