Theo ông Didier Corlou (người Pháp), cựu bếp trưởng khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi, khi pha phin, mùi cà phê nồng nàn quyến rũ rất đặc trưng mà không tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Ông Corlou có thể cho tôi biết dưới cái nhìn của một người nước ngoài, văn hóa cà phê của Việt Nam đặc sắc như thế nào so với các nước khác trên thế giới? (Phan Tân, 44 tuổi, Đà Nẵng)
- Bếp trưởng Didier Corlou:
Chào bạn,
Cám ơn bạn về câu hỏi thú vị này. Hương vị cà phê Việt Nam chính là điều đặc sắc khiến cà phê Việt Nam khác với các nước trên thế giới, đặc biệt khi bạn pha phin, mùi cà phê cũng nồng nàn quyến rũ giống như mùi nước hoa của người phụ nữ vậy.
Nếu được thưởng thức cà phê phin Việt Nam ở ngay chính thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột thì bạn sẽ thấy được bản sắc văn hóa đặc biệt này được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Điều này chỉ có ở Việt Nam mà không có ở một quốc gia nào khác trên thế giới.
"GS Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng, bếp trưởng Didier Corlou và đạo diễn Lê Hoàng
- Chào anh Lê Hoàng, tôi nghĩ là cà phê phin thì cũng có nhiều cách uống và nhiều cách thưởng thức, đâu nhất thiết phải uống trong không gian trầm mặc như anh có nói và đâu phải chỉ có cà phê hòa tan mới có thể mang theo trong những chuyến đi xa? Nhận định của anh có phải quá phiến diện rồi không? (Nguyễn Thanh Nguyên, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Tôi chưa thấy ai để một ly cà phê phin trong hội nghị lúc đang tranh luận, mà rõ ràng chỉ thấy người ta ngồi trầm ngâm một mình và không nói gì là chủ yếu khi ngồi cạnh thứ "mực" này.
Tôi cũng chưa thấy nam hay nữ tuổi teen nào ngồi trước cà phê phin. Tôi cũng đi nước ngoài nhiều lần mà chưa bao giờ thấy ly cà phê đó ở đâu ngoài Việt Nam.
- Chào anh Xoay, theo anh, ngoài vấn đề thời gian, còn lý do nào khác giải thích cho việc giới trẻ đang ngày càng xa với cách uống cà phê phin?(Phương Thảo, 33 tuổi, quận 10, TP HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Tôi nghĩ ngoài vấn đề thời gian thì uống cà phê phin cũng hơi tốn thời gian, nào là nước sôi, nào là cà phê, nào là đường là sữa, nào là chuẩn bị phin pha... Pha cà phê phin cũng tựa như đang "tán tỉnh" một cô gái cầu kỳ và hơi "phức tạp" một chút, nên nếu tình yêu ta dành cho "cô ấy" đủ lớn thì những điều phức tạp đó lại trở thành điều đáng yêu. Nên nếu giới trẻ ngày này đang dần xa rời cà phê phin cũng có thể còn do tình yêu các bạn ấy dành cho cà phê phin cũng chưa đủ lớn để thấy thích thú những thứ phức tạp xung quanh nó.
- Chào anh Quốc Trung. Nhìn anh tôi lại nghĩ đến cà phê phin, không hiểu tại sao. Phải chăng trông anh cũ kỹ quá, anh có thấy vậy không? Tôi thấy anh ngủ đông dài quá, đợi mãi không thấy anh có sáng tác mới. (Thái Minh Ngọc, 46 tuổi, Hà Nội)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Chào anh! Anh bắt đầu nhìn tôi từ lúc nào mà thấy tôi cũ vậy? 50 đã gọi là cũ chưa? Tôi vẫn làm việc rất nhiều nhưng là những công việc về sản xuất nên không có thời gian sáng tác, nhất là những bài hát, chắc vì vậy nên chưa làm anh và một số khán giả thích nghe ca khúc của tôi hài lòng. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng có thêm những bài hát mới để bớt "cũ".
Nhạc sĩ Quốc Trung.
- Chào anh Quốc Trung. Anh thích cà phê phin hay cà phê hòa tan? (Lê Thị Hòa, quận 2, TP HCM)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tất nhiên là tôi thích cà phê phin vì những kỷ niệm được đi uống với bố mẹ. Từ đó, hình ảnh cà phê phin gắn liền với những ký ức tuổi thơ, tuổi trẻ của Hà Nội. Trước đây, nó gần như là cách duy nhất nói về cà phê của người Hà Nội.
- Chào anh Trung, cà phê có mang lại cảm xúc cho anh sáng tác không, có ca khúc nào anh sáng tác khi uống cà phê không? (Thu Hồng, 31 tuổi, Long An)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tôi thường làm việc rất khuya nên có thể nói không thể thiếu cà phê, nhất là trong lúc làm việc. Một ngày tôi uống từ 4 đến 6 cốc, có những hôm cốc cà phê cuối cùng trong ngày vào lúc 3h sáng. Vì vậy, đa số công việc và những sáng tác đều có hương vị cà phê.
- Chào anh Hoàng. Chỉ là cách uống cà phê thôi, mỗi người mỗi cách uống, tùy hoàn cảnh và khả năng, có quan trọng hóa vấn đề không khi cho rằng cà phê hòa tan liệu làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam hòa tan, mất đi sự khác biệt? (Lộc Vũ, 37 tuổi, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Bạn nói đúng. Tôi chưa thấy một dân tộc nào nổi tiếng về cách uống một thứ nước nào đấy. Cho nên, chúng ta đừng phong cho cà phê hòa tan những nhiệm vụ vĩ đại quá. Nếu Việt Nam cần sự khác biệt thì cần phải tìm trong những thứ to lớn hơn cách uống cà phê rất nhiều.
Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng là hiện nay chúng ta đang sống quá chậm so với thế giới trong rất nhiều lĩnh vực. Cà phê hòa tan có "tốc độ" nhanh hơn. Một hình ảnh quen thuộc cả thế giới thường nhìn thấy là mỗi sáng, những nhân viên văn phòng đi vội vã trên đường phố, tay thì đọc báo, tay thì cầm ly cà phê hòa tan chứ không ai cầm ly cà phê phin.
- Chào anh Lê Hoàng. Ly cà phê có làm thể hiện bạn là doanh nhân thành đạt hay người mới khởi nghiệp không? (Mr Ha, 31 tuổi, quận 2, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Ly cà phê hay bất cứ ly gì cũng chẳng thể hiện bạn là ai.
- Thưa "Giáo sư Xoay", đâu là sự khác biệt giữa một tách cà phê pha phin giữa miền Bắc và miền Nam? Giáo sư thích thưởng thức cà phê miền nào hơn? Tại sao? (Nguyen Hung, 33 tuổi, TP HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Chào bạn,
Có lẽ do thời tiết nóng nên người miền Nam thường uống cà phê với rất nhiều đá, còn ngoài Bắc thì lại có những tháng trời lạnh, ngồi uống một ly cà phê nóng cũng rất thú vị. Mỗi người sẽ có một thói quen thưởng thức cà phê khác nhau, với riêng tôi thì ở miền nào tôi sẽ uống cà phê theo cách của miền đó. Cà phê cũng là một trong những "đặc sản" của mỗi miền, nên tội gì mà không thưởng thức nó theo đúng cách nó có chứ.
- Anh Quốc Trung ơi, anh là một nhạc sĩ nhưng em thấy anh cũng tham gia khá nhiều show, vậy thì với quỹ thời gian bận rộn của mình, anh thường chọn cà phê phin hay cà phê hòa tan? Anh thích loại cà phê nào?(Hoàng Thị Kim Phượng, TP HCM)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tôi thường chọn cà phê phin vào buổi sáng và khi làm việc ở nhà. Ngay khi đi ra ngoài, tôi thường mang theo một bình cà phê được giữ nóng để có thể thưởng thức cà phê một cách đúng nghĩa.
- Chào anh Lê Hoàng, em 32 tuổi chắc cũng không phải là tuổi teen. Nhưng trước đến nay, khi thưởng thức cà phê, em vẫn thích cà phê pha phin. Vì nó có vị đặc trưng từ mùi thơm tới vị đậm, đắng khi ở trong miệng? Điều mà cà phê hiện đại như cách anh nói chưa có? Vậy anh Hoàng thường uống cà phê theo phong cách nào để cảm nhận được hương vị đặc biệt của cà phê Việt? (Đỗ Tiến Thuần, 32 tuổi, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Tôi uống loại cà phê nào còn tùy theo đối tượng mà mình đang nói chuyện. Thường thì tôi hay nói chuyện nhiều nhất với các cô gái teen. Nếu lúc ấy mà uống cà phê phin thì có vẻ già dặn lắm. Tôi không muốn vẻ đẹp trai của mình bị giảm đi vì một ly cà phê như thế
- Chào anh Quốc Trung. Cà phê phin thật ra không có một vị chuẩn vì cách pha, cách thưởng thức của mỗi người khác nhau. Vậy có nên nói cà phê phin là bản sắc của người Việt không? (Sơn Dương, 50 tuổi, Hà Nội - Việt Nam)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Nó cũng giống như âm nhạc. Nếu dùng những nhạc cụ của phương Tây thì không có nghĩa không có bản sắc của Việt Nam ở trong đó? Ngay cả cà phê cũng không xuất xứ từ Việt Nam nhưng tôi nghĩ chúng ta đã có một cách uống, một cách thưởng thức khác biệt xuất phát từ những thói quen, văn hóa của người Việt. Và mùi thơm, hương vị cà phê phin pha với sữa đặc luôn gợi cho tôi không khí của Hà Nội, nhất là những ngày mùa đông.
- Em xin được hỏi, Việt Nam có thể nói là xứ sở cà phê từ rất lâu, vậy vì sao vấn đề "văn hóa uống cà phê ở Việt Nam" đến tận bây giờ mới được quan tâm? (Phạm Dziễm Trang, 31 tuổi, 787 Lũy Bán Bích, Tân Phú, TP. HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Văn hóa sẽ thăng hoa khi cuộc sống của chúng ta rực rỡ. Có rất nhiều thứ trước đây chúng ta chỉ dùng hoặc sử dụng theo nhu cầu thì hôm nay chúng ta mới bắt đầu coi như là văn hóa. Đấy là một điều đáng mừng. Nó chứng tỏ càng ngày, tâm hồn người Việt càng tinh tế.
Cách đây vài chục năm, tất cả những người miền Bắc khi mua nước mắm đều mang chai từ nhà đến và chỉ quan tâm xem nước mắm đó là loại một hay loại 2. Còn hôm nay, nếu nước mắm không được đựng trong bao bì có hình thức tuyệt đẹp thì rất khó tiêu thụ. Rõ ràng nước mắm không thay đổi, nhưng cách nhìn của chúng ta đã khác.
- Anh Quốc Trung cho tôi xin được hỏi anh có nghĩ việc cho rằng giới trẻ "mất gốc" khi uống cà phê hòa tan thay cà phê phin là hơi quá và hơi cực đoan? (Đức Quốc, 32 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Đây là quan điểm riêng của tôi, vì thế có thể nó là cực đoan nhưng không có nghĩa là mọi người phải làm theo. Lựa chọn cà phê cũng như âm nhạc là quyền thưởng thức của mỗi người nhưng cũng như âm nhạc thì cà phê phải thật sự là cà phê và có hương vị rõ ràng.
- Những yếu tố nào giúp cà phê trở thành yếu tố gây "nghiện" trong phong cách sống và thưởng thức của người Việt? Ngoài là một thức uống thơm ngon, ly cà phê còn mang đến những giá trị nào khác? Xin cảm ơn các chuyên gia! (Cao Anh Hùng, 28 tuổi, Q5)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Việc uống cà phê gì đôi lúc không quan trọng. Quan trọng là cách bạn ngồi, địa điểm bạn ngồi và ai đang ngồi cùng bạn. Những điều này mới hình thành nên phong cách. Cho nên có những nhãn hiệu cà phê nổi tiếng đã cho rằng "Chúng tôi không bán nước uống. Chúng tôi bán cách bạn uống". Có thể dùng một câu ngạn ngữ như thế này để bạn dễ hình dung "cho tôi xem bạn uống cà phê ở chỗ nào. Tôi sẽ biết bạn là ai".
- Anh Lê Hoàng, theo như anh nhận định thì anh chỉ uống cà phê hòa tan thôi sao? Cà phê hòa tan thì có nhiều loại trên thị trường, anh có đánh giá hay lựa chọn gì khi chọn cà phê hòa tan để uống? Hay tất cả chúng đều giống nhau, anh uống loại nào cũng được? (Lê Thị Phú, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi uống cà phê nào là do bạn gái tôi chọn. Trong những khung cảnh lãng mạn, cô ấy luôn chọn cà phê hòa tan nhưng có hương vị của cà phê phin.
- Tôi được biết anh Đinh Tiến Dũng là "trùm pha cà phê phin" ngon, vậy anh có thể chia sẻ bí quyết làm cách nào để có được ly cà phê đậm vị?(Yến Yến, Tp.HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã ưu ái dành cho tôi "danh hiệu" này. Tôi chỉ dám nhận là "trùm pha cà phê phin" ngon nhất trong gu thưởng thức của bản thân mình thôi. Thi thoảng mới có dịp pha cà phê mời bố hoặc anh trai uống, nhưng cả hai đều không khen cũng không chê nên tôi cũng chưa biết cái gu cà phê của mình có phải là cái gu chung của mọi người không.
Quay trở lại câu hỏi của bạn, tôi cũng có nhiều người bạn mở quán cà phê. Nên khi tôi uống cà phê ở quán nào ngon, tôi hay lân la hỏi cách thức pha để cà phê đậm vị hơn.
Có nhiều cách lắm, nhưng cách tôi thường làm bao gồm hai yếu tố chính:
- Một là phải giữ được nước nóng thật lâu trong quá trình ở trong phin (tôi phải lấy mấy cái khăn cũ để quấn quanh phin pha, nhìn không đẹp lắm, nhưng giữ nóng tốt).
Hai là cà phê trước khi pha cần có một chút thời gian để "nở" ra bằng cách chúng ta rót một ít nước sôi vào phin cà phê (không nhiều đến mức giọt cà phê có thể nhỏ xuống), và để một lúc để những hạt bột cà phê "nở" ra, khi đó thì các chất thơm ngon trong đó cũng dễ hòa vào nước sôi khi ta pha.
Hy vọng cách pha cà phê phin này của tôi cũng phù hợp với gu thưởng thức cà phê của bạn.
- Thưa nhạc sĩ Quốc Trung, theo tôi biết cà phê phin Việt cũng chỉ là một nét sinh hoạt được du nhập từ thời Pháp cách đây cả trăm năm. Như vậy thì việc uống cà phê hòa tan thay thế dần cho cà phê phin có phải cũng chỉ là một sự du nhập ở thời đại mới? (Thu Hiền, 38 tuổi, Gia Lai - Việt Nam)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Thật ra có rất nhiều cách uống cà phê từ các nền văn hóa khác nhau, và cả những phương thức uống cà phê theo thời đại mới hiện nay. Nhưng với tôi cà phê hòa tan là cách uống vừa ít thưởng thức được hương vị và cũng chẳng có phong cách.
- Bếp trưởng Didier Corlou:
Chào bạn,
Cám ơn bạn về câu hỏi thú vị này. Hương vị cà phê Việt Nam chính là điều đặc sắc khiến cà phê Việt Nam khác với các nước trên thế giới, đặc biệt khi bạn pha phin, mùi cà phê cũng nồng nàn quyến rũ giống như mùi nước hoa của người phụ nữ vậy.
Nếu được thưởng thức cà phê phin Việt Nam ở ngay chính thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột thì bạn sẽ thấy được bản sắc văn hóa đặc biệt này được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Điều này chỉ có ở Việt Nam mà không có ở một quốc gia nào khác trên thế giới.
"GS Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng, bếp trưởng Didier Corlou và đạo diễn Lê Hoàng
- Chào anh Lê Hoàng, tôi nghĩ là cà phê phin thì cũng có nhiều cách uống và nhiều cách thưởng thức, đâu nhất thiết phải uống trong không gian trầm mặc như anh có nói và đâu phải chỉ có cà phê hòa tan mới có thể mang theo trong những chuyến đi xa? Nhận định của anh có phải quá phiến diện rồi không? (Nguyễn Thanh Nguyên, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Tôi chưa thấy ai để một ly cà phê phin trong hội nghị lúc đang tranh luận, mà rõ ràng chỉ thấy người ta ngồi trầm ngâm một mình và không nói gì là chủ yếu khi ngồi cạnh thứ "mực" này.
Tôi cũng chưa thấy nam hay nữ tuổi teen nào ngồi trước cà phê phin. Tôi cũng đi nước ngoài nhiều lần mà chưa bao giờ thấy ly cà phê đó ở đâu ngoài Việt Nam.
- Chào anh Xoay, theo anh, ngoài vấn đề thời gian, còn lý do nào khác giải thích cho việc giới trẻ đang ngày càng xa với cách uống cà phê phin?(Phương Thảo, 33 tuổi, quận 10, TP HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Tôi nghĩ ngoài vấn đề thời gian thì uống cà phê phin cũng hơi tốn thời gian, nào là nước sôi, nào là cà phê, nào là đường là sữa, nào là chuẩn bị phin pha... Pha cà phê phin cũng tựa như đang "tán tỉnh" một cô gái cầu kỳ và hơi "phức tạp" một chút, nên nếu tình yêu ta dành cho "cô ấy" đủ lớn thì những điều phức tạp đó lại trở thành điều đáng yêu. Nên nếu giới trẻ ngày này đang dần xa rời cà phê phin cũng có thể còn do tình yêu các bạn ấy dành cho cà phê phin cũng chưa đủ lớn để thấy thích thú những thứ phức tạp xung quanh nó.
- Chào anh Quốc Trung. Nhìn anh tôi lại nghĩ đến cà phê phin, không hiểu tại sao. Phải chăng trông anh cũ kỹ quá, anh có thấy vậy không? Tôi thấy anh ngủ đông dài quá, đợi mãi không thấy anh có sáng tác mới. (Thái Minh Ngọc, 46 tuổi, Hà Nội)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Chào anh! Anh bắt đầu nhìn tôi từ lúc nào mà thấy tôi cũ vậy? 50 đã gọi là cũ chưa? Tôi vẫn làm việc rất nhiều nhưng là những công việc về sản xuất nên không có thời gian sáng tác, nhất là những bài hát, chắc vì vậy nên chưa làm anh và một số khán giả thích nghe ca khúc của tôi hài lòng. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng có thêm những bài hát mới để bớt "cũ".
Nhạc sĩ Quốc Trung.
- Chào anh Quốc Trung. Anh thích cà phê phin hay cà phê hòa tan? (Lê Thị Hòa, quận 2, TP HCM)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tất nhiên là tôi thích cà phê phin vì những kỷ niệm được đi uống với bố mẹ. Từ đó, hình ảnh cà phê phin gắn liền với những ký ức tuổi thơ, tuổi trẻ của Hà Nội. Trước đây, nó gần như là cách duy nhất nói về cà phê của người Hà Nội.
- Chào anh Trung, cà phê có mang lại cảm xúc cho anh sáng tác không, có ca khúc nào anh sáng tác khi uống cà phê không? (Thu Hồng, 31 tuổi, Long An)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tôi thường làm việc rất khuya nên có thể nói không thể thiếu cà phê, nhất là trong lúc làm việc. Một ngày tôi uống từ 4 đến 6 cốc, có những hôm cốc cà phê cuối cùng trong ngày vào lúc 3h sáng. Vì vậy, đa số công việc và những sáng tác đều có hương vị cà phê.
- Chào anh Hoàng. Chỉ là cách uống cà phê thôi, mỗi người mỗi cách uống, tùy hoàn cảnh và khả năng, có quan trọng hóa vấn đề không khi cho rằng cà phê hòa tan liệu làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam hòa tan, mất đi sự khác biệt? (Lộc Vũ, 37 tuổi, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Bạn nói đúng. Tôi chưa thấy một dân tộc nào nổi tiếng về cách uống một thứ nước nào đấy. Cho nên, chúng ta đừng phong cho cà phê hòa tan những nhiệm vụ vĩ đại quá. Nếu Việt Nam cần sự khác biệt thì cần phải tìm trong những thứ to lớn hơn cách uống cà phê rất nhiều.
Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng là hiện nay chúng ta đang sống quá chậm so với thế giới trong rất nhiều lĩnh vực. Cà phê hòa tan có "tốc độ" nhanh hơn. Một hình ảnh quen thuộc cả thế giới thường nhìn thấy là mỗi sáng, những nhân viên văn phòng đi vội vã trên đường phố, tay thì đọc báo, tay thì cầm ly cà phê hòa tan chứ không ai cầm ly cà phê phin.
- Chào anh Lê Hoàng. Ly cà phê có làm thể hiện bạn là doanh nhân thành đạt hay người mới khởi nghiệp không? (Mr Ha, 31 tuổi, quận 2, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Ly cà phê hay bất cứ ly gì cũng chẳng thể hiện bạn là ai.
- Thưa "Giáo sư Xoay", đâu là sự khác biệt giữa một tách cà phê pha phin giữa miền Bắc và miền Nam? Giáo sư thích thưởng thức cà phê miền nào hơn? Tại sao? (Nguyen Hung, 33 tuổi, TP HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Chào bạn,
Có lẽ do thời tiết nóng nên người miền Nam thường uống cà phê với rất nhiều đá, còn ngoài Bắc thì lại có những tháng trời lạnh, ngồi uống một ly cà phê nóng cũng rất thú vị. Mỗi người sẽ có một thói quen thưởng thức cà phê khác nhau, với riêng tôi thì ở miền nào tôi sẽ uống cà phê theo cách của miền đó. Cà phê cũng là một trong những "đặc sản" của mỗi miền, nên tội gì mà không thưởng thức nó theo đúng cách nó có chứ.
- Anh Quốc Trung ơi, anh là một nhạc sĩ nhưng em thấy anh cũng tham gia khá nhiều show, vậy thì với quỹ thời gian bận rộn của mình, anh thường chọn cà phê phin hay cà phê hòa tan? Anh thích loại cà phê nào?(Hoàng Thị Kim Phượng, TP HCM)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Tôi thường chọn cà phê phin vào buổi sáng và khi làm việc ở nhà. Ngay khi đi ra ngoài, tôi thường mang theo một bình cà phê được giữ nóng để có thể thưởng thức cà phê một cách đúng nghĩa.
- Chào anh Lê Hoàng, em 32 tuổi chắc cũng không phải là tuổi teen. Nhưng trước đến nay, khi thưởng thức cà phê, em vẫn thích cà phê pha phin. Vì nó có vị đặc trưng từ mùi thơm tới vị đậm, đắng khi ở trong miệng? Điều mà cà phê hiện đại như cách anh nói chưa có? Vậy anh Hoàng thường uống cà phê theo phong cách nào để cảm nhận được hương vị đặc biệt của cà phê Việt? (Đỗ Tiến Thuần, 32 tuổi, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Tôi uống loại cà phê nào còn tùy theo đối tượng mà mình đang nói chuyện. Thường thì tôi hay nói chuyện nhiều nhất với các cô gái teen. Nếu lúc ấy mà uống cà phê phin thì có vẻ già dặn lắm. Tôi không muốn vẻ đẹp trai của mình bị giảm đi vì một ly cà phê như thế
- Chào anh Quốc Trung. Cà phê phin thật ra không có một vị chuẩn vì cách pha, cách thưởng thức của mỗi người khác nhau. Vậy có nên nói cà phê phin là bản sắc của người Việt không? (Sơn Dương, 50 tuổi, Hà Nội - Việt Nam)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Nó cũng giống như âm nhạc. Nếu dùng những nhạc cụ của phương Tây thì không có nghĩa không có bản sắc của Việt Nam ở trong đó? Ngay cả cà phê cũng không xuất xứ từ Việt Nam nhưng tôi nghĩ chúng ta đã có một cách uống, một cách thưởng thức khác biệt xuất phát từ những thói quen, văn hóa của người Việt. Và mùi thơm, hương vị cà phê phin pha với sữa đặc luôn gợi cho tôi không khí của Hà Nội, nhất là những ngày mùa đông.
- Em xin được hỏi, Việt Nam có thể nói là xứ sở cà phê từ rất lâu, vậy vì sao vấn đề "văn hóa uống cà phê ở Việt Nam" đến tận bây giờ mới được quan tâm? (Phạm Dziễm Trang, 31 tuổi, 787 Lũy Bán Bích, Tân Phú, TP. HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Văn hóa sẽ thăng hoa khi cuộc sống của chúng ta rực rỡ. Có rất nhiều thứ trước đây chúng ta chỉ dùng hoặc sử dụng theo nhu cầu thì hôm nay chúng ta mới bắt đầu coi như là văn hóa. Đấy là một điều đáng mừng. Nó chứng tỏ càng ngày, tâm hồn người Việt càng tinh tế.
Cách đây vài chục năm, tất cả những người miền Bắc khi mua nước mắm đều mang chai từ nhà đến và chỉ quan tâm xem nước mắm đó là loại một hay loại 2. Còn hôm nay, nếu nước mắm không được đựng trong bao bì có hình thức tuyệt đẹp thì rất khó tiêu thụ. Rõ ràng nước mắm không thay đổi, nhưng cách nhìn của chúng ta đã khác.
- Anh Quốc Trung cho tôi xin được hỏi anh có nghĩ việc cho rằng giới trẻ "mất gốc" khi uống cà phê hòa tan thay cà phê phin là hơi quá và hơi cực đoan? (Đức Quốc, 32 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Đây là quan điểm riêng của tôi, vì thế có thể nó là cực đoan nhưng không có nghĩa là mọi người phải làm theo. Lựa chọn cà phê cũng như âm nhạc là quyền thưởng thức của mỗi người nhưng cũng như âm nhạc thì cà phê phải thật sự là cà phê và có hương vị rõ ràng.
- Những yếu tố nào giúp cà phê trở thành yếu tố gây "nghiện" trong phong cách sống và thưởng thức của người Việt? Ngoài là một thức uống thơm ngon, ly cà phê còn mang đến những giá trị nào khác? Xin cảm ơn các chuyên gia! (Cao Anh Hùng, 28 tuổi, Q5)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Chào bạn.
Việc uống cà phê gì đôi lúc không quan trọng. Quan trọng là cách bạn ngồi, địa điểm bạn ngồi và ai đang ngồi cùng bạn. Những điều này mới hình thành nên phong cách. Cho nên có những nhãn hiệu cà phê nổi tiếng đã cho rằng "Chúng tôi không bán nước uống. Chúng tôi bán cách bạn uống". Có thể dùng một câu ngạn ngữ như thế này để bạn dễ hình dung "cho tôi xem bạn uống cà phê ở chỗ nào. Tôi sẽ biết bạn là ai".
- Anh Lê Hoàng, theo như anh nhận định thì anh chỉ uống cà phê hòa tan thôi sao? Cà phê hòa tan thì có nhiều loại trên thị trường, anh có đánh giá hay lựa chọn gì khi chọn cà phê hòa tan để uống? Hay tất cả chúng đều giống nhau, anh uống loại nào cũng được? (Lê Thị Phú, TP HCM)
- Đạo diễn Lê Hoàng:
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi uống cà phê nào là do bạn gái tôi chọn. Trong những khung cảnh lãng mạn, cô ấy luôn chọn cà phê hòa tan nhưng có hương vị của cà phê phin.
- Tôi được biết anh Đinh Tiến Dũng là "trùm pha cà phê phin" ngon, vậy anh có thể chia sẻ bí quyết làm cách nào để có được ly cà phê đậm vị?(Yến Yến, Tp.HCM)
- Ông Đinh Tiến Dũng:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã ưu ái dành cho tôi "danh hiệu" này. Tôi chỉ dám nhận là "trùm pha cà phê phin" ngon nhất trong gu thưởng thức của bản thân mình thôi. Thi thoảng mới có dịp pha cà phê mời bố hoặc anh trai uống, nhưng cả hai đều không khen cũng không chê nên tôi cũng chưa biết cái gu cà phê của mình có phải là cái gu chung của mọi người không.
Quay trở lại câu hỏi của bạn, tôi cũng có nhiều người bạn mở quán cà phê. Nên khi tôi uống cà phê ở quán nào ngon, tôi hay lân la hỏi cách thức pha để cà phê đậm vị hơn.
Có nhiều cách lắm, nhưng cách tôi thường làm bao gồm hai yếu tố chính:
- Một là phải giữ được nước nóng thật lâu trong quá trình ở trong phin (tôi phải lấy mấy cái khăn cũ để quấn quanh phin pha, nhìn không đẹp lắm, nhưng giữ nóng tốt).
Hai là cà phê trước khi pha cần có một chút thời gian để "nở" ra bằng cách chúng ta rót một ít nước sôi vào phin cà phê (không nhiều đến mức giọt cà phê có thể nhỏ xuống), và để một lúc để những hạt bột cà phê "nở" ra, khi đó thì các chất thơm ngon trong đó cũng dễ hòa vào nước sôi khi ta pha.
Hy vọng cách pha cà phê phin này của tôi cũng phù hợp với gu thưởng thức cà phê của bạn.
- Thưa nhạc sĩ Quốc Trung, theo tôi biết cà phê phin Việt cũng chỉ là một nét sinh hoạt được du nhập từ thời Pháp cách đây cả trăm năm. Như vậy thì việc uống cà phê hòa tan thay thế dần cho cà phê phin có phải cũng chỉ là một sự du nhập ở thời đại mới? (Thu Hiền, 38 tuổi, Gia Lai - Việt Nam)
- Nhạc sĩ Quốc Trung:
Thật ra có rất nhiều cách uống cà phê từ các nền văn hóa khác nhau, và cả những phương thức uống cà phê theo thời đại mới hiện nay. Nhưng với tôi cà phê hòa tan là cách uống vừa ít thưởng thức được hương vị và cũng chẳng có phong cách.
Nguồn tin: vnexpress.net